Chào mừng bạn đến với T&T CORPORATION !
Hotline: 0977 329 502
Tiếng Việt
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Tiếng Hoa

Các loại mực in phổ biến trong in lụa

Thứ 6, 11/10/2024

Administrator

38

Thứ 6, 11/10/2024

Administrator

38

In lụa là kỹ thuật in được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, và mực in đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng sản phẩm in. Dưới đây là 5 loại mực in phổ biến trong in lụa và những đặc điểm nổi bật của chúng mà T&T Corporation muốn giới thiệu đến bạn.

Các loại mực in lụa phổ biến nhất

1. Mực in gốc nước (Water-based Ink)

  • Mực in gốc nước có khả năng hòa tan trong nước ở nhiệt độ thường (dễ tan từ 50-60 độ C và khó tan dưới 25 độ C). Đây là loại mực thường được dùng để in trên các vật liệu làm từ xenlulo như vải cotton, lụa, đay, gỗ, chiếu cói... Một ưu điểm lớn của mực nước là không cần xử lý nhiệt hoặc ánh sáng, chúng có thể tự khô tự nhiên.
  • Mực nước thân thiện với môi trường hơn so với mực gốc dầu nhưng khả năng bám dính trên vật liệu sẽ thấp hơn.
  • Mực này thường được pha loãng bằng nước cất hoặc dung môi gốc nước, đồng thời có thể lau bản in bằng nước.

Tại Việt Nam, các thương hiệu mực nước uy tín như Matsui, ColorLab, Silkflex, Shin Nakamura, Furukawa, CSC được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong ngành in vải. 

  • Để in trên các chất liệu như gỗ, giấy carton, mực in gốc nước thường được pha sẵn màu. Tuy nhiên nếu in trên vải thì mực in sẽ được bán riêng và màu cốt bán riêng. Ngành in vải là ngành sử dụng mực nước phổ biến nhất trong đó người ta phân chia thành 2 loại là Bóng dẻo và Hàng nước. Bóng Dẻo thường là mực tạo bề mặt gồ lên trên vải còn hàng nước là mực thấm xuống nền vải.
  • Trên thị trường hiện nay, các loại mực nước thường đã được pha sẵn đầy đủ thành phần, tuy nhiên khách hàng cũng có thể mang về tự điều chế mực từ Chướng, Binder cầm màu, fixer, cốt màu và phụ gia.

2. Mực in gốc dầu

  • Mực in gốc dầu được điều chế từ dầu mỏ và thường có mùi dầu đặc trưng. Tuy nhiên, các loại mực hiện đại như UV hay Plastisol đã được cải tiến để giảm bớt mùi khó chịu.
  • Mực gốc dầu bám tốt hơn mực gốc nước nhưng có tỷ lệ độc hại cao hơn.
  • Trong in ấn, tiêu chuẩn an toàn như Lead Free (không chứa chì), Non-metal (không chứa kim loại nặng), Phthalate Free (không chứa Phthalate), hay Formaldehyde Free (không chứa Formaldehyde) được áp dụng để đảm bảo sản phẩm an toàn cho người sử dụng.

3. Mực in Plastisol (gốc dầu nhẹ)

  • Mực Plastisol là loại mực in gốc dầu được thiết kế đặc biệt để in trên vải. Loại mực này được tách ra thành một nhóm riêng do có nhiều đặc điểm khác biệt.
  • Mực Plastisol tạo bề mặt in đẹp, bám tốt hơn mực nước và có độ bóng cao.
  • Đặc biệt, mực này có thể làm keo ép foil hoặc tạo bề mặt dày nếu sử dụng đúng loại mực High Density.
  • Tuy nhiên, nhược điểm của mực Plastisol là cần phải được xử lý nhiệt ở nhiệt độ 160 độ C trong ít nhất 10 giây để đạt được độ bền mong muốn. Nếu không, mực sẽ dễ bị bong tróc.

4. Mực in UV

  • Mực UV thuộc nhóm mực gốc dầu và yêu cầu xử lý bằng tia UV (tia tử ngoại) để làm chết mực. Loại mực này có thể in trên nhiều chất liệu khác nhau và có độ bám dính rất tốt.
  • Mực UV nổi bật với độ trong suốt cao, có thể tạo hiệu ứng bóng, mờ hoặc gồ hạt trên bề mặt in, làm cho hình ảnh sống động hơn.
  • Được sử dụng nhiều trong việc trang trí, tạo hiệu ứng mỹ thuật cho các sản phẩm in ấn.

5. Mực in Sublimation (Thăng hoa)

Mực in Sublimation là loại mực chuyên dùng cho kỹ thuật in chuyển nhiệt. Sau khi in lên giấy chuyên dụng, người ta dùng nhiệt để ép mực thăng hoa sang bề mặt khác, thường là vải polyester hoặc các sản phẩm bằng nhựa, gốm...

  • Hình ảnh sắc nét, bền màu: Mực thăng hoa tạo ra sản phẩm in có độ chi tiết cao, màu sắc sống động và bền vững theo thời gian, chịu được nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
  • Khả năng chịu nhiệt tốt: Loại mực này rất phù hợp cho in chuyển nhiệt trên các sản phẩm thời trang, quà tặng cá nhân hóa, và đồ thể thao, nơi yêu cầu khả năng chống mài mòn và độ bền màu sau khi giặt.

Mực in chuyển nhiệt Izumi BPG Japan

Mực in Sublimation (Thăng hoa) - Izumi BPG Japan

Tại T&T Corporation, chúng tôi phân phối các loại mực in Sublimation cao cấp từ Izumi BPG Japan, đảm bảo chất lượng vượt trội và phù hợp với mọi nhu cầu sản xuất của khách hàng.

Nên sử dụng loại mực in lụa nào trên máy?

Hiện nay trên thị trường, mực in lưới được sản xuất khá đa dạng. Vậy đâu mới là loại mực in lụa cao cấp thích hợp sử dụng trên máy? Theo như đánh giá của nhiều đơn vị cung cấp mực thì mực Plastisol hiện là loại mực được ưa chuộng nhất trong lĩnh vực in lưới cao cấp hiện nay. Loại mực này hoạt động ổn định ở cả nhiệt độ thường, thích hợp với nhiều dòng máy in lưới mà không sợ mực bị bít.

Tuy nhiên, khi sử dụng loại mực này, các bạn cũng nên lưu ý bổ sung thêm công đoạn sấy nhiệt và tối ưu hiệu quả của mực thông qua phương pháp sấy. Một số loại mực Plastisol phổ biến đó là: mực Wiflex, mực Aone tex, mực Sico,….

Ngoài ra, nếu các bạn quan ngại mực in gốc dầu ảnh hưởng đến sức khỏe thì có thể tham khảo thêm một số dòng mực gốc nước. Các loại mực in lụa gốc nước hiện đang được nghiên cứu và xử lý rất tốt, nhiều loại đáp ứng đầy đủ các điều kiện khi in lưới trên máy.

Hy vọng rằng với những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về mực in lụa và các loại mực in lưới (in lụa) phổ biến hiện nay. Ngoài ra, nếu các bạn đang thắc mắc mực in Izumu Sublimation là gì, các bạn hãy truy cập vào website T&T Corporation để tìm hiểu ngay nhé!

Liên hệ ngay với T&T Corporation để được tư vấn và cung cấp các loại mực in chất lượng, đáp ứng nhu cầu sản xuất của bạn!

 

Chia sẻ: