Thứ 4, 25/09/2024
Administrator
41
Thứ 4, 25/09/2024
Administrator
41
In họa tiết và hoa văn trên vải luôn là một phần không thể thiếu trong ngành thời trang, giúp các nhà thiết kế và thương hiệu thời trang thể hiện sự sáng tạo một cách tối đa. Các tín đồ thời trang không chỉ tìm kiếm những thiết kế mới lạ về kiểu dáng mà còn mong muốn sự độc đáo trong từng họa tiết và hoa văn trên trang phục của mình. Đặc biệt, giới trẻ hiện nay đang ngày càng chú trọng đến việc thể hiện cá tính thông qua những Artwork mang dấu ấn cá nhân, không bị trùng lặp. Chính vì vậy, nhu cầu in hoa văn trên vải đã không ngừng phát triển mạnh mẽ qua nhiều năm.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà in họa tiết trên vải mang lại, vấn đề ô nhiễm môi trường do quy trình sản xuất này gây ra ngày càng trở nên nghiêm trọng. Lượng xả thải không kiểm soát đang tác động tiêu cực đến môi trường sống của con người. Vậy liệu có giải pháp nào cho phép các nhà thiết kế và thương hiệu thời trang tiếp tục sáng tạo mà vẫn giảm thiểu được tác động xấu đến môi trường? Công nghệ in vải kỹ thuật số đã ra đời để giải quyết vấn đề này. Nhiều thương hiệu thời trang danh tiếng trên toàn cầu đã yêu cầu các nhà cung ứng chuyển đổi sang công nghệ in hiện đại nhằm giảm thiểu lượng xả thải. Sự cam kết bảo vệ môi trường không chỉ giúp các thương hiệu xây dựng hình ảnh tích cực trong mắt người tiêu dùng mà còn góp phần phát triển bền vững trong ngành công nghiệp thời trang.
Hiện nay, một cuộc cách mạng về công nghệ in vải đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp dệt may và thời trang. Các quốc gia có ngành công nghiệp dệt phát triển như Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Bangladesh và Indonesia đang nhanh chóng chuyển đổi từ công nghệ in lụa truyền thống sang công nghệ in kỹ thuật số. Lý do chính đến từ những yêu cầu mới trong sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là xu hướng cá nhân hóa sản phẩm và tính bền vững của môi trường. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về những lý do đằng sau sự chuyển đổi này:
Trong thời đại kinh doanh trực tuyến phát triển, khách hàng ngày càng yêu cầu những sản phẩm cá nhân hóa theo sở thích riêng. Điều này dẫn đến việc sản xuất các đơn hàng nhỏ lẻ với mẫu mã đa dạng trở nên phổ biến. Công nghệ in lụa truyền thống với khả năng sản xuất hàng loạt không còn phù hợp, bởi nó yêu cầu chi phí cao và thời gian dài khi cần thay đổi thiết kế thường xuyên. Ngược lại, in kỹ thuật số lại mang đến giải pháp hoàn hảo. Công nghệ này cho phép in trên nhiều loại vải với mẫu mã đa dạng mà không bị giới hạn số lượng đơn hàng.
Xu hướng hóa cá nhân trong ngành thời trang
Công nghệ in kỹ thuật số không chỉ đáp ứng được các yêu cầu về tùy chỉnh mà còn giúp các doanh nghiệp nhỏ lẻ và các thương hiệu trực tuyến dễ dàng thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của xu hướng thị trường.
Các thương hiệu lớn trên thế giới đang ngày càng quan tâm đến việc bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. Công nghệ in lụa truyền thống thường sử dụng hóa chất và tạo ra nhiều phế thải trong quá trình sản xuất, từ nước thải đến dư lượng hóa chất độc hại. Trong khi đó, in kỹ thuật số lại là lựa chọn lý tưởng vì không sử dụng hóa chất gây hại, giảm thiểu tối đa việc xả thải và đáp ứng tiêu chuẩn Zero-Discharge – không để lại hóa chất tồn dư.
Điều này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng cuối cùng khi sản phẩm không chứa các chất gây hại.
Một trong những ưu điểm lớn của công nghệ in kỹ thuật số là nó cho phép doanh nghiệp áp dụng mô hình Zero Stock – không cần lưu kho sản phẩm. Thay vì phải dự trữ hàng loạt sản phẩm in sẵn với nguy cơ tồn kho cao và khó bán, các doanh nghiệp giờ đây có thể "bán trước, sản xuất sau". Điều này có nghĩa là họ chỉ bắt đầu sản xuất khi nhận được đơn hàng, giúp giảm thiểu lượng hàng tồn kho, tiết kiệm chi phí lưu kho và tăng lợi nhuận nhờ không lãng phí nguyên liệu.
Mô hình này đặc biệt hữu ích cho những thương hiệu cần đáp ứng nhanh chóng các xu hướng thời trang thay đổi liên tục mà không cần phải đầu tư lớn vào hàng tồn kho.
Với công nghệ in lụa truyền thống, việc sản xuất và giao hàng có thể kéo dài đến vài tuần, từ khâu chuẩn bị bản in, chọn màu, đến quá trình in ấn. Ngược lại, in kỹ thuật số giúp rút ngắn thời gian này một cách đáng kể. Sau khi có mẫu thiết k, chỉ trong vòng 3 ngày sản phẩm in kỹ thuật số đã sẵn sàng để giao đến khách hàng.
Tốc độ sản xuất nhanh không chỉ giúp các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường kịp thời mà còn giảm chi phí vận hành và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Một trong những điểm yếu của in lụa truyền thống là số lượng màu sắc bị giới hạn, cần nhiều thời gian và công sức để tạo ra các mẫu in chuyển màu. Ngược lại, in kỹ thuật số không bị giới hạn về số lượng màu sắc, cho phép chuyển màu mượt mà và giữ nguyên các chi tiết phức tạp của mẫu thiết kế. Điều này giúp các doanh nghiệp dễ dàng in các sản phẩm thời trang cao cấp hoặc các mẫu thiết kế phức tạp mà không lo bị mất chi tiết quan trọng.
Kết quả là sản phẩm cuối cùng có chất lượng hình ảnh rõ nét, sinh động, và đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ cao của khách hàng.
Nhu cầu về sử dụng vải cũng như in hình, in chữ, thông tin, logo lên vải được nhiều người quan tâm và lựa chọn. Bài viết sau đây T&T Corporation sẽ giới thiệu đến bạn các công nghệ in trên vải thông dụng và phổ biến nhất hiện nay. Được sử dụng để in trên vải cotton và mỗi công nghệ mang lại ưu điểm gì?
Quy trình in vải cotton: Xuất film -> Đẻo trục - Pha mực - Coating vải -> in lụa -> hấp -> giặt -> Căn kim định hình
Chi phí thấp cho đơn hàng lớn: Công nghệ in lụa đặc biệt phù hợp với những đơn hàng có số lượng lớn, bởi sau khi khuôn in đã được chuẩn bị, quá trình in diễn ra rất nhanh và không tốn kém.
Độ bền cao: Sản phẩm in bằng công nghệ in lụa thường có độ bền rất cao, màu sắc ít bị phai sau nhiều lần giặt hoặc sử dụng trong điều kiện khắc nghiệt.
In trên nhiều chất liệu: In lụa không chỉ giới hạn trên vải cotton mà còn có thể in trên nhiều loại vải khác nhau như polyester, vải thô, và các chất liệu khó in.
Hạn chế về chi tiết và màu sắc: Công nghệ in lụa gặp khó khăn khi in các thiết kế có chi tiết nhỏ, nhiều màu sắc hoặc các gradient phức tạp. Mỗi màu sắc cần một khuôn riêng, dẫn đến quá trình in nhiều màu trở nên phức tạp và tốn thời gian.
Thời gian chờ lâu (4 tuần - 8 tuần)
Màu in ra không tươi. Đặc biệt không in được màu chuyển
Chi phí cao cho đơn hàng nhỏ: Đối với các đơn hàng nhỏ lẻ, việc chuẩn bị khuôn in tốn kém và không phù hợp, làm tăng chi phí in ấn so với các công nghệ hiện đại khác.
Xả thải ra môi trường nhiều
Nước xả thải ra môi trường trong ngành may mặc
Trong thời đại hiện nay, in kỹ thuật số đã trở thành một trong những xu hướng phát triển mạnh mẽ và không thể thiếu trong ngành in ấn, đặc biệt là in trên vải cotton. Đặc biệt in kỹ thuật số không xả nước ra môi giúp bảo vệ môi trường.
Quy Trình In Kỹ Thuật Số:
Công nghệ in kỹ thuật số hoạt động dựa trên việc sử dụng mực in đặc biệt, phun trực tiếp lên vải cotton qua máy in kỹ thuật số. Hình ảnh được in trực tiếp từ file thiết kế kỹ thuật số mà không cần phải tạo khuôn in. Quá trình in diễn ra nhanh chóng và có thể điều chỉnh dễ dàng từng chi tiết trên sản phẩm. Các bước như sau:
Hồ vải (máy hồ vải) -> in trực tiếp (máy in) -> Sấy nhiệt độ cố định màu (sử dụng máy ép nhiệt )
In chi tiết cao: Công nghệ in kỹ thuật số, đặc biệt là in DTG cho phép in các hình ảnh có độ phân giải cao với màu sắc tươi sáng và sắc nét. In được các loại vải cotton và vải pha như: 100% cotton, 50% cotton - 50% poly, 50% bamboo - 50% cotton, các loại vải có sợi thiên nhiên,...
Không cần khuôn in: Không như in lụa, công nghệ in kỹ thuật số không cần khuôn in, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian chuẩn bị cho các đơn hàng nhỏ hoặc cá nhân hóa.
Quy trình in gọn, không xả nước ra môi trường
Không giới hạn màu sắc
In lấy ngay trong ngày => phù hợp kinh doanh online
Màu sắc in ra rất đẹp, in chuyển màu mướt. Độ phân giải cao tới 1800 DPI, sắc nét, nổi 3D,...
Chi phí đầu từ thấp từ 250.000~350.000 usd/ dây chuyền sản xuất.
In không giặt nên vải hơi cứng
Yêu cầu vải phải được tẩy trắng và loại bỏ tạp chất, wash lông vải để in.
Level giặt chỉ đặt cấp độ 3.5-4.0 tuỳ theo loại mực
Chi phí: In lụa có lợi thế hơn về chi phí khi in số lượng lớn. Tuy nhiên, đối với các đơn hàng nhỏ hoặc yêu cầu cá nhân hóa, in kỹ thuật số lại là giải pháp hiệu quả hơn vì không phải đầu tư vào khuôn in.
Tốc độ: In kỹ thuật số vượt trội về mặt tốc độ sản xuất đối với các đơn hàng nhỏ, do không cần thời gian chuẩn bị khuôn in. Ngược lại, in lụa cần thời gian chuẩn bị lâu hơn nhưng lại nhanh hơn khi in số lượng lớn.
>>>>>>>> Xem thêm QUY TRÌNH IN KỸ THUẬT SỐ dưới đây:
>>>>>>>>>Tham khảo máy in vải cotton kỹ thuật số dưới đây:
Mọi thắc mắc cần được tư vấn và giải đáp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua những thông tin sau đây:
Chia sẻ: